Passing Map ấn tượng của ‘những cơn lốc màu da cam’ Hà Lan
Nãy mình có thấy ông John Muller của tờ The Athletic đăng trên Twitter đăng quả passing map này của Hà Lan trong trận gặp Mỹ.
Lối đá để lại vết gợn nhưng hiệu quả của người Hà Lan
Nói chung thì cái này tùy quan điểm của mỗi người thôi. Cá nhân mình nghĩ nếu đánh giá các đội chơi phòng ngự chủ động và chuyển trạng thái, thì tốt nhất bạn đừng nhìn Passing Map để đánh giá họ chơi tệ hay chán. Hà Lan tối qua theo mình là đã chọn một lối đá khôn ngoan, hội tụ đủ sự kinh nghiệm và cáo già của Louis Van Gaal ở trong đó. Đá với Mỹ chủ động nhồng lên Pressing, chơi đôi công với mình, thì Hà Lan cần gì phải đá tấn công ngược lại chi cho lộ ra khoảng trống. Trái lại họ còn “mừng thầm” với cách đá này của Mỹ.
>>> Cập nhật: Tin tức bóng đá siêu nóng <<<
Ở vòng bảng thì Hà Lan luôn gặp vấn đề, đặc biệt là trong quá trình triển khai bóng trước các đội chủ động xây dựng một khối Mid Block chặt chẽ, khoa học cùng với việc chọn thời điểm để Pressing khi cần. Những đội bóng dạng này có thể kể đến như Senegal hay Ecuador. Hà Lan với việc muốn triển khai lối đá tấn công, sẽ đẩy các Wingback và tiền đạo của mình lên khá cao nhằm tạo lợi thế quân số bên phần sân đối phương. Tuy vậy thì điều này vô tình sẽ khiến phần sân nhà của họ không còn ai chơi gần De Jong mà cũng có khả năng tịnh tiến bóng tốt như tiền vệ của Barcelona. Đó chính là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến việc Hà Lan ở vòng bảng luôn trong cảnh 1 mình De Jong solo kéo bóng lên còn đồng đội thì chạy tản ra mỗi khi triển khai bóng.
Còn trước Mỹ tối qua, họ cũng Pressing tầm cao, nhưng khác với Senegal và Ecuador vẫn duy trì line phòng ngự thấp, tái lập khối Mid và Low Block cực nhanh sau khi Pressing không thành công, thì Mỹ lại dâng line phòng ngự lên rất cao, đồng thời cũng không tái lập khối Mid Block đủ nhanh khi chuyển trạng thái từ tấn công sang phòng ngự. Thể hình và thể lực của các tiền vệ Mỹ cũng khó mà so bì được với Ecuador hay Senegal ở 2 trận vòng bảng. Hà Lan cũng vì vậy mà dễ thở hơn nhiều trong việc thoát Pressing và tổ chức phản công.
Mấu chốt để Hà Lan ở trận này triển khai bóng trông mượt mà hơn hẳn cũng nằm chính ở việc họ chủ động duy trì khối đội hình thấp, cự ly giữa các tuyến và giữa các cầu thủ là rất gần nhau. Điều này giúp De Jong ở hàng tiền vệ không còn lẻ loi một mình một bóng trong quá trình thoát Pressing. Trái lại, Hà Lan đan bóng rất mượt mà và dễ dàng thoát ra khỏi bẫy Pressing của người Mỹ, từ đó tổ chức phản công dựa trên tốc độ của Gakpo và Dumfries bên cánh phải.
>>> Click và xem ngay: Đường Link xem World Cup không giật lag <<<
Còn về việc vì sao Hà Lan trông có vẻ chuyền bóng rất nhiều bên phần sân nhà trong quả Passing Map này, thì đơn giản cũng nằm ở cách đá mà họ lựa chọn ở trận này. Hà Lan chơi chậm, chuyền bóng nhiều về phần sân nhà, nhằm kéo giãn cự ly giữa các tuyến của người Mỹ. Họ không ào ạt triển khai tấn công, mà sẽ tận dụng tối đa khoảng thời gian kiểm soát bóng của mình để làm dịu đi độ nhiệt trong lối đá của Mỹ, nhằm khiến các cầu thủ Mỹ dễ rơi vào trạng thái nôn nóng, dâng cao Pressing, chạy theo bóng, bla bla, từ đó khoảng trống sẽ mở ra và Hà Lan sẽ lại chuyển trạng thái rất nhanh để hãm thành Mỹ.
Nói chung lối đá của Hà Lan từ đầu giải đến giờ chắc chắn vẫn để lại nhiều vết gợn. Trận tiếp theo với Argentina, cũng chưa chắc Hà Lan sẽ tiếp tục đá thanh thoát như vậy. Tuy nhiên nếu chỉ xét riêng trận đấu trước Mỹ, thì phải thừa nhận Hà Lan đã có 1 thế trận chủ động và già rơ hơn hoàn toàn. Bóng đá không phải chỉ xoay quanh việc bạn chuyền bóng ra sao, kiểm soát thế nào. Nó còn là cuộc chơi của nhiều trường phái khác nhau, mà phòng ngự phản công cũng là một trường phái chưa bao giờ lỗi thời, dù bây giờ có là thời đại của thứ bóng đá Kiểm soát hay High Pressing đi chăng nữa.
Bình Luận