Thể thức thi đấu lạ lùng do LĐBĐ châu Á AFC áp đặt
Nhân nhắc đến chuyện thành tích các đội ở V-League tham dự AFC Champions League, xin mạn phép bàn về cái thể thức “củ chuối” của Liên đoàn bóng đá châu Á.
Trước năm 2009, chỉ có 7 bảng đấu trong giải, với 7 đội đầu bảng lọt vào tứ kết, cùng với đội Đương kim vô địch (ĐKVĐ) năm trước đó. Nghĩa là cứ ĐKVĐ thì auto vào thẳng tứ kết, một điều phi lý và chưa có giải đấu nào trên thế giới làm vậy cả. Ngoài ra, số suất phân chia cho các liên đoàn cũng “cào bằng”. Nghĩa là V-League có số suất ngang ngửa với K-League (cùng 2 đội).
Theo nguồn tin của Xoilac TV, từ 2009-2020, giải đấu được format lại với số đội vòng bảng là 32 đội chia làm 8 bảng, có thi đấu vòng loại. Thể thức này đã có sự tiến bộ rõ rệt so với trước đó, với việc số suất phân bổ dự vòng bảng tùy thuộc vào trình độ của giải VĐQG đó. Các đại diện Việt Nam từ 2 đội tụt xuống không còn đội nào đủ điều kiện dự giải.
Giai đoạn này cũng chia thành hai giai đoạn nhỏ
Từ 2009-2013: 16 đội vượt qua vòng bảng tiếp tục thi đấu vòng KO phân chia theo khu vực Tây – Đông Á. Tám đội thắng lọt vào tứ kết được bốc thăm ngẫu nhiên thi đấu tiếp cho đến trận chung kết.
Từ 2014-2020: 16 đội vượt qua vòng bảng tiếp tục thi đấu vòng KO phân chia theo khu vực Tây – Đông Á, tiếp tục điều đó cho đến hết vòng bán kết. Hai đội thắng bán kết ở hai khu vực mới gặp nhau trong trận chung kết.
Từ 2021-nay, AFC mở rộng số đội tham dự Champions League lên 40 đội dự vòng bảng. Tuy nhiên vòng KO vẫn diễn ra với 16 đội như thể thức cũ.
Các đội V-League tham dự Champions League có thành tích như thế nào?
Đội tham dự Champions League sớm nhất là CLB HAGL và Bình Định, nhưng HAGL mới là cái tên để lại nhiều dấu ấn. Mùa bóng 2004, họ đạt được đến 7 điểm/6 lượt trong một bảng đấu có đại diện của Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia. Tuy nhiên sang mùa bóng 2005, họ không giành được điểm nào khi chung bảng với đại diện của Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Đến năm 2022, họ có lần thứ 3 tham dự với 5 điểm có được khi gặp đại diện của Hàn, Nhật, Úc.
Các đội về sau như Đồng Tâm Long An, Đà Nẵng, Nam Định, họ tham dự Champions League một cách khiên cưỡng và rất hời hợt. Điển hình nhất là trận thua muối mặt đến 0-15 của SHB Đà Nẵng trước Gamba Osaka năm 2006. Chính vì điều này nên sang năm 2009, V-League đã không còn suất nào ở Champions League.
Đến năm 2014, khi đổi lại thể thức C1, V-League đã có thêm 1 suất tham dự vòng bảng + 1 suất đá play-off. Bình Dương tỏ ra vượt trội ở V-League giai đoạn này và họ có được tấm vé vào thẳng vòng bảng C1 hai năm liên tiếp. CLB đất Thủ cũng có màn thể hiện khá ở châu lục khi giành được 4 điểm mỗi mùa, trong bảng đấu có Trung, Hàn, Nhật.
Từ năm 2016, do điểm số thu thập quá ít, BĐVN mất suất cứng tham dự vòng bảng, chỉ còn 1 suất play-off dành cho nhà vô địch V-League. Hà Nội T&T, sau này là Hà Nội FC, dù vô địch tương đối thường xuyên trong giai đoạn này, nhưng vẫn phải ngậm ngùi đá play-off với những đại diện rất mạnh đến từ Đông Á. Và đã không có bất ngờ nào xảy ra, HNFC thua liên tục trước các đội bóng Trung, Hàn. Điển hình như trận thua 0-7 trước FC Seoul năm 2015, hay trận thua ngược 1-4 trước Shandong Luneng năm 2019.
Viettel cũng là một CLB có tham vọng lớn khi họ vô địch V-League 2020. Lúc này, do đổi thể thức, BĐVN sở hữu 1 suất vào thẳng vòng bảng C1. Đội bóng áo lính cũng có những cố gắng nhất định khi đạt 6đ/6 trận. Nhưng họ lại thua toàn diện trước Jeonbuk (Hàn) và BG Pathum (Thái).
Năm nay 2023, HNFC đánh dấu sự trở lại với chức vô địch V-League 2022. Nhờ đó mà đội bóng Thủ đô mới có lần đầu tiên tham dự vòng bảng sau 17 năm thành lập đội. Với việc gặp phải những đại diện của Trung, Hàn, Nhật, cơ hội cho HNFC vượt qua vòng bảng là rất nhỏ. Tuy nhiên, với những đầu tư mạnh mẽ và nghiêm túc trong thời gian gần đây, CLB áo tím được kỳ vọng sẽ kiếm được những điểm số nhất định trong bảng.
Bình Luận