Toàn cảnh quá trình Argentina của Messi khắc chế người Pháp
Chứng kiến những gì HLV Scaloni đã cho đội bóng của mình trình diễn trước Pháp trong khoảng 80p trước khi bị rút ngắn tỉ số bởi quả Pen tai hại, thì rõ ràng không ai có thể ngồi yên mà không phải bật dậy ngả mũ kính phục.
ARGENTINA ĐÃ KHẮC CHẾ PHÁP NHƯ THẾ NÀO?
Khi mà cả thế giới nghĩ rằng Argentina sẽ chơi 3 trung vệ, đá phòng ngự phản công, tấn công mạnh từ cánh phải để tận dụng cánh trái thường bị hở sườn của Pháp, thì Scaloni gần như làm tất cả mọi thứ, nhưng theo hướng ngược lại. Ông cho Argentina giữ nguyên sơ đồ 4 hậu vệ, gây áp lực tầm cao 1v1 ngay bên phần sân của Pháp trong H1. Nói là Pressing 1v1, tức là cứ 1 cái tên của Pháp sẽ bị đeo bám bởi 1 cầu thủ Argentina. Tuy vậy thì tâm điểm trong các tình huống gây áp lực của đoàn quân Scaloni, nơi mà họ luôn dành sự quan tâm đặc biệt nhất, nằm ở 2 cái tên: Griezmann và Tchouameni, 2 nhân tố thoát Pressing và chia bài chính của người Pháp.
>>> Cập nhật để không lạc hậu: Tin bài bóng đá World Cup hôm nay <<<
Không phải tự nhiên Grizzy chỉ có vỏn vẹn cho mình 13 đường chuyền trong suốt H1, với Tchouameni thì trông có vẻ đỡ hơn khi anh vẫn có 28 đường chuyền, nhưng độ mượt mà và tính “thoáng” trong những đường chuyền thoát Pressing của tiền vệ Real gần như kém hẳn so với chính anh trong những trận trước. Pháp cũng chỉ cầm bóng khoảng 40.8%, chuyền chính xác chỉ 77% so với 88%, cùng 0 cú sút nào được tạo ra so với 6 bên phía Argentina, đơn giản là vì Pháp gần như không thể triển khai tấn công để mà sút.
Đó là về mặt trận phòng ngự, nói đúng hơn là phòng ngự ngay từ khi Pháp còn chưa kịp tấn công. Còn trên mặt trận tấn công, Scaloni cũng cho phép các học trò chơi một thế trận tấn công sòng phẳng. Dùng Di Maria, nhưng lại ném anh sang cánh trái thay vì biên phải như mọi khi. Tuy vậy thì Argentina không lên bóng từ cánh trái ngay từ trong giai đoạn Build Up, trái lại đội bóng này tạo ra hệ thống luân chuyển quả bóng đầy mượt mà, trông phức tạp nhưng lại cực kỳ đơn giản bởi những cá nhân kiệt suất mà họ có trong đội hình.
Phức tạp ở chỗ, họ lên bóng chủ yếu qua biên phải, bằng đúng 1 bài trong xuyên suốt H1: Overload biên phải, rồi luân chuyển bóng thật nhanh sang hành lang trái hướng đến Di Maria. Bóng từ phần sân nhà thường sẽ được luân chuyển lần lượt sang chân của Molina, De Paul ngoài biên, rồi đến Messi/ Alvarez ở trung lộ. Khi đó, Messi sẽ cầm quả bóng và kéo nó vào trong, trong khi Alvarez sẽ có trách nhiệm làm tường, chơi xoay lưng với khung thành của Pháp, từ đó đóng vai trò mũi tàu trên đỉnh của hàng công Argentina. Hệ thống Build Up trông có vẻ lằng nhằng, nhưng thực tế lại trở nên đơn giản hơn rất nhiều với một Messi quá toàn năng cùng một Alvarez chơi xoay lưng quá hay trên đỉnh hàng công.
Cả Messi và Alvarez sẽ chỉ có một nhiệm vụ đơn giản, đó là nhận bóng, kéo bóng vào trong, hoặc xoay lưng và thả quả bóng ra biên trái cho Di Maria băng lên bên cánh trái. Trong trường hợp Argentina muốn đơn giản hóa vấn đề, họ vẫn có cho mình những phương án thay thế hữu hiệu bằng những đường chuyền đảo cánh từ De Paul, hoặc những quả chọc khe cho Alvarez hoặc Allister đảo sang cánh phải băng xuống khai thác hàng thủ dâng cao của Pháp khi họ buộc phải dâng cao. Cùng 1 bài đánh luân chuyển quả bóng từ phải sang trái này, Argentina có cho mình 2 bàn mở tỉ số đầy bùng nổ của Messi (Pen) và Di Maria.
Giờ thì chúng ta phải bàn về Di Maria, tại sao lại là Di Maria ở trận này? Thứ nhất, nếu so với những Papu Gomez, Dybala hay Mac Allister, thì Di Maria là cái tên duy nhất có vừa có khả năng kéo giãn chiều ngang sân, vừa có những tình huống đâm xuống khai thác chiều sâu trong đội hình Argentina.
Anh cũng là cái tên duy nhất có khả năng bước một chuẩn chỉ để đón những quả đỡ bóng có cự ly trung bình từ Messi hay Alvarez, hoặc những đường đảo cánh bằng bóng dài từ De Paul khi Argentina luân chuyển bóng từ cánh phải sang cánh trái. Cũng chỉ có mình Di Maria, mới đủ khả năng 1 mình độc lập tác chiến 1v2 với Dembele (bám biên) và Kounde (bọc lót phía sau). Và cũng chỉ mình Di Maria đủ kỹ thuật và độ quái để lôi kéo sự chú ý từ cặp đôi kể trên bên cánh phải của Pháp, nhằm tạo khoảng trống cho Allister và Alvarez băng lên khai thác nách trung vệ và hậu vệ biên phải của Pháp.
Nói như vậy để thấy, hệ thống luân chuyển trông có phần hằm bà lằng của Argentina, lại trở nên đơn giản đến lạ với những cá nhân kiệt xuất. Đó là những Messi, Alvarez và đặc biệt là Di Maria. Chỉ với cùng 1 bài đánh, cùng 1 cách gây áp lực, họ đã khiến Pháp có hiệp đấu tệ nhất của họ trong suốt nhiều năm đã qua. Pháp có thể gượng dậy trong H2 cũng một phần đến từ việc Argentina đã hụt hơi phần nào sau một H1 chạy hết công lực, cùng sự xuất sắc đến từ cá nhân Mbappe, chứ về mặt chiến thuật, lối chơi, hệ thống, thì hôm qua Argentina là người toàn thắng chung cuộc, đó là điều không cần bàn cãi.
>>> Click ngay: Đường Link trực tiếp bóng đá World Cup có thưởng <<<
Một chức vô địch xứng đáng dành cho Argentina. Họ vô địch không phải chỉ vì cá nhân Messi xuất sắc, cũng không chỉ bởi sức mạnh tình bạn như nhiều người vẫn thường nhắc đến. Họ còn vô địch bởi những tinh chỉnh về mặt chiến thuật, đấu pháp đầy chính xác đến từ Scaloni. Một lần nữa chúc mừng Argentina với chiến tích lịch sử này.
Bình Luận